Tất cả những điều bạn cần biết về da thâm mụn
Luong Minh Nguyệt
Thứ Hai,
28/03/2022
1. Nguyên nhân hình thành vết thâm do mụn
Vết thâm mụn hình thành là kết quả của phản ứng viêm hoặc tổn thương da. Trong quá trình tự làm lành tổn thương, mụn dễ bị tăng sắc tố, làm xáo trộn sự cân bằng và sản sinh nhiều Melanin. Vì thế khiến vùng tổn thương bị đen sậm lại, tạo thành vết thâm mụn kém thẩm mỹ, làn da kém mịn màng và không đều màu.
Nguyên nhân gây ra vết thâm mụn thường gặp là:
- Do không trị mụn sớm, mụn tái đi tái lại, bị vôi hóa, chai cứng.
- Thói quen dùng tay cạy mụn hay dùng vật cứng nặn mụn.
- Lạm dụng kem trị mụn một cách bừa bãi gây kích ứng khiến mụn lên nhiều, sinh viêm và để lại thâm.
- Cháy nắng, bỏng nắng do không bảo vệ da khi ra ngoài trời, kích thích Melanin sản sinh làm sẫm vùng da mụn.
- Vệ sinh da kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và thâm mụn kéo dài.
- Khi vết thương mụn đã lành lại, lớp da non trên bề mặt còn yếu ớt chưa phát triển hoàn toàn và rất nhạy cảm. Vì thế, vùng da này dễ dàng bị sậm màu và mất nhiều thời gian mờ đi khi tiếp xúc thường xuyên ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mất cân bằng hormone, căng thẳng, stress,…
- Da nhiễm sắc tố: Bình thường trong tế bào da của con người có một lượng sắc tố melanin nhất định, nhưng sẽ không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó, từ môi trường xung quanh khiến cho các sắc tố dưới da thay đổi, làm lượng melanin này tăng đột biến. Và chúng hình thành nên những vết thâm đen dưới da, sạm lại mất thẩm mỹ và lâu dần càng khso để làm biến mất.
- Việc nặn mụn không đúng cách: Trong khi tay của mỗi người lại chứa rất nhiều vi khuẩn, chạm vào nhân mụn và nặn ra khiến chúng bị nhiễm trùng, mưng mủ. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất hình thành nên những vết thâm do mụn.
- Cách vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách: Việc vệ sinh, chăm sóc da hằng ngày là rất quan trọng. Việc rửa mặt không đúng cách, không tẩy da chết, không dùng dầu tẩy trang cuối ngày hoặc sau khi trang điểm, sử dụng những loại kem trị thâm không đúng cách, không phù hợp. Đây đều có thể là nguyên nhân gây nên da mụn thâm lâu năm.
2. Các phương pháp hạn chế để lại vết thâm sau mụn
- Không trì hoãn trị mụn và vết thâm, việc trị sớm góp phần giảm thiểu 70% tác nhân gây viêm, tổn thương và thâm mụn.
- Hạn chế nặn mụn và các phương pháp trị mụn phản khoa học.
- Giữ vệ sinh vùng da tổn thương và tránh nắng kỹ càng. Luôn sử dụng kem chống nắng dành cho da mụn với 30 SPF trở lên khi ra ngoài trời.
- Bổ sung vitamin PP, C, E, Glutathione, L-Cystine,… dạng uống (theo chỉ định Bác sĩ chuyên khoa) và tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, D, Omega-3, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa.
+ Những loại cá giàu Omega-3: Omega-3 là một dưỡng chất đặc biệt tốt và quan trọng ở mỗi con người. Chúng không chỉ giúp cân bằng nội tiết tố, mà còn giúp cung cấp dưỡng chất cho da để phòng tránh thâm mụn, nhanh liền sẹo khi điều trị mụn trên da hơn. Những loại cá giàu omega-3 phải kể đến như cá hồi, cá ngừ, cá rô phi,…
+ Tăng cường các loại chất xơ từ rau củ quả: Chất xơ có trong rau củ quả đặc biệt tốt cho da, tăng cường khả năng chống viêm, phòng ngừa oxy hóa, đặc biệt là các loại rau xanh như: Rau bina, bông cải, súp lơ, cà rốt,…
+ Bổ sung các loại trái cây họ Cam: Trái cây họ Cam bao gồm, quýt, cam, bưởi, chanh,… đều rất giàu vitamin C. Chúng rất tốt cho da, không chỉ dưỡng trắng da từ sâu bên trong mà còn hỗ trợ quá trình hình thành những tế bào biểu bì mới dưới da, ngăn sẹo hình thành.
+ Ăn nhiều các loại hạt: Hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt chia… đều là những loại hạt có chứa rất nhiều omega-3 và kẽm. Đây là hai chất giúp chống viêm, giảm vi khuẩn, se khít da từ bên trong. Đồng thời điều tiết tuyến bã nhờn để giảm mụn, da thâm sẹo cũng nhanh lành hơn.
+ Uống nhiều nước: Một yếu tố rất quan trọng cho da, cũng góp phần vào việc điều trị mụn thâm có hiệu quả hay không chính là cấp đủ nước cho da. Hằng ngày bạn cầm uống từ 1.5 – 2.5 lít nước. Vừa để tăng cường sức khỏe vừa để da có đủ nước để mềm mại, trắng sáng và việc chữa mụn thâm cũng có hiệu quả hơn.
- Những thực phẩm không nên dùng:
+ Kiêng ăn thịt bò: Những người trong quá trình ứng dụng công nghệ để trị thâm tốt nhất là không nên dùng thịt bò. Thịt bò chứa rất nhiều protein, mà trong giai đoạn này những vết thâm đang mờ dần đi, lượng protein quá nhiều sẽ phản lại tác dụng mong muốn.
+ Tránh ăn lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng có thể khiến vết thâm mụn lâu lành hơn. Đặc biệt là những mụn mới lấy nhân mụn, lên da non.
+ Không ăn rau muống: Rau muống chính là “đại kỵ” lớn nhất cho những người đang điều trị sẹo, thâm mụn. Thành phần của rau muống có thể khiến hình thành sẹo thâm, sẹo lồi và rất khó để điều trị về sau.
+ Những thực phẩm giàu mỡ, nhiều chất béo: Đây cũng là những loại thực phẩm không nên sử dụng khi đang bị mụn để phòng tránh khi lấy nhân ra không để lại thâm sẹo. Những loại đồ ăn chiên rán, giàu mỡ sẽ tăng tiết bã nhờn hơn, không tốt cho làn da, thậm chí những bạn da yếu còn có thể gây dị ứng cho da.
+ Sử dụng ít những loại đồ ăn ngọt: Nước ngọt có gas, chocolate, bánh kẹo, đều là những nguyên nhân có thể gây mụn và thâm. Cho nên tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc không sử dụng là tốt nhất.
+ Hạn chế độ cay nóng: Đồ ăn cay nóng chính là nguyên nhân gây mụn nhiều nhất ở mỗi người. Bên cạnh đó còn khiến tình trạng sưng viêm nặng hơn, vết thâm lâu lành.
3. Chiết xuất rau má - Nguyên liệu thiên nhiên hiệu quả nhất trong việc làm lành sẹo và giảm thâm
Khả năng làm lành sẹo và chữa lành vết thương
Công dụng nổi bật nhất của rau má chính là làm lành sẹo và vết thâm dù là những dấu vết lâu năm. Trong rau má chứa dưỡng chất TRITERPENOID ASIATIC ACID tăng cường lưu thông máu dưới da và ASIATICOSIDE kích thích tái tạo tế bào da mới. Asiaticoside có công dụng chữa lành vết thương bằng cách tăng sự tổng hợp collagen và Angiogenesis. Angiogenesis là sự hình thành mạch máu mới từ những mạch máu trước đó. Ngoài việc cho thấy sự kích thích tổng hợp collagen ở các loại tế bào khác nhau, Asiaticoside được chứng minh là làm tăng độ đàn hồi của tế bào da mới hình thành, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Giảm thâm, sẹo
Rau má kích thích sự sản sinh của collagen, đồng thời hỗ trợ sự phục hồi các vết thương hở nhờ tăng cường sự trao đổi chất và lưu thông máu nhờ triterpenoids pentacyclic, qua đó kích thích quá trình hồi phục tế bào mới, cũng như làm đầy da, khắc phục tình trạng sẹo lõm và các vết thâm do thiếu hụt dưỡng chất và collagen dưới da.