Banner top Banner top

Làn da của bạn qua các độ tuổi

Lương Minh Nguyệt
Thứ Năm, 03/03/2022

I. Sinh lý da ở độ tuổi

Độ tuổi 20
Những năm 20 tuổi là độ tuổi làn da đang đẹp nhất. Tuy nhiên, ở chính thời điểm này, sự lão hoá cũng chính thức bắt đầu.
Yếu tố di truyền, lối sống và môi trường sẽ quyết định các giai đoạn mà lớp biểu bì và hạ bì bắt đầu mỏng đi, khi đó hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại UV của da cũng dần dần bị giảm. 
Sau 20 tuổi, lượng collagen và độ linh hoạt của da bắt đầu giảm dần với tỉ lệ xấp xỉ 1% mỗi năm
Khoảng 25 tuổi, những dấu hiệu đầu tiên của việc lão hóa có thể xuất hiện, thông thường là các vết chân chim, da trở nên khô hơn do lớp sừng, bao gồm các tế bào sừng keratinocytes nhỏ được xếp chặt với nhau và các chất khác cùng cấu thành nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị mỏng dần đi.
Vào những năm 30-35 tuổi 
● Hàng rào bảo vệ của da ngày càng yếu đi.
● Các quá trình trao đổi chất của các tế bào bắt đầu chậm lại.
● Độ ẩm của da giảm đi.
● Độ đàn hồi của da giảm.
● Độ ẩm và độ đàn hồi giảm và nếp nhăn bắt đầu định hình.
Những năm 35 đến cuối 40 tuổi
Cấu trúc của da sẽ dần dần thay đổi:
Biểu bì.
Tế bào sừng keratinocytes bị mất đi cấu trúc vốn có. Các tế bào đang tồn tại thì bị co lại và lớp trên cùng của da trở nên mỏng hơn. Điều này khiến cho da:
● Da sẽ sần sùi và thô ráp hơn.
● Xuất hiện các vùng da bị tăng sắc tố da (đồi mồi). 
● Các vết thương thì khó lành và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.
Hạ bì
● Các mô liên kết ở lớp giữa của da mất đi cấu trúc sợi và khả năng giữ nước và kết cấu đàn hồi bị thoái hóa, khiến cho da kém khỏe và mất đi độ đàn hồi và xuất hiện các nếp nhăn.
● Sự phát triển của các mạch máu ở hạ bì cũng giảm dần. Hạ bì cung cấp các chất dinh dưỡng tới biểu bì, nếu không được nuôi dưỡng, cả 2 lớp và sự liên kết giữa chúng sẽ trở nên mỏng manh, dẫn đến kết quả giảm mật độ và làm da kém săn chắc, phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh. Sự lưu thông máu giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến da kém tươi sáng. Làn da sẽ trở nên sạm màu và các mao mạch có thể bị vỡ.
● Sần sùi, khô ráp, tăng sắc tố da và nguy cơ bị nhiễm trùng da có thể gia tăng.
● Các mạch máu không phát triển nữa có thể khiến làn da kém tươi sáng.
● Các lớp da phía dưới của các mô mỡ giảm dần dần, kết quả là làm giảm thể tích và mật độ. Năng lượng của da cũng bị giảm và da trở nên ít đàn hồi hơn.



II. Các dấu hiệu lão hóa

● Các vết nhăn bắt đầu xuất hiện khi phụ nữ bước sang tuổi 35: Quá trình lão hoá da là kết quả của nhiều yếu tố như môi trường, tác động của tia UV và tuổi tác. Các protein có vai trò quan trọng với độ đàn hồi của da như collagen và elastin sẽ giảm dần theo thời gian, gây ra các vết nhăn trên gương mặt bạn.
● Da xỉn màu: Do các tế bào chết tích tụ nhiều trên lớp thượng bì, làn da của bạn không còn tràn đầy sức sống như tuổi 20.
● Da khô: Theo thời gian, làn da của bạn sẽ giảm tiết bã nhờn – lớp dầu tự nhiên giúp duy trì độ ẩm của làn da. Do đó, da dễ trở nên khô ráp, sần sùi hay kém mịn màng.
● Nám da: Nám da thường xuất hiện ở gò má và vùng trán. Nám da là hiện tượng tăng sắc tố gây ra các mảng sẫm màu trên những khu vực da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài.
● Mụn ở xương quai hàm: Các thay đổi về nội tiết tố ở tuổi 35 có thể gây ra tình trạng nổi mụn dọc xương hàm ở phụ nữ.
● Quầng thâm, bọng mắt: Khi bước sang tuổi 35, thói quen sinh hoạt, làm việc căng thẳng, thiếu ngủ của bạn có thể khiến vùng da dưới
mắt xuất hiện quầng thâm, bọng mắt.


III. Những bước chăm sóc da cơ bản

Đối với làn da tuổi 20, các bước chăm sóc cơ bản, đơn giản là cần thiết, không nên quá cầu kỳ gây bí bách cho da. Các bước cơ bản sẽ bao gồm:
1. Sữa rửa mặt và toner: Làm sạch bã nhờn, bụi bẩn, (luôn ghi nhớ tẩy trang cẩn thận). Toner giúp cân bằng pH trên da, tránh tình trạng da bị mất nước.
2. Tẩy da chết: Nên làm 2 tuần/ lần. Nên chọn loại nhẹ, giúp kích thích tái tạo tế bào biểu bì, khiến làn da mịn màng và sáng màu hơn. Bạn nên chọn các sản phẩm tẩy da chết hóa học chứa acid hydroxy như AHA, BHA.
3. Dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da. Để có làn da tươi trẻ, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm chứa
acid hyaluronic hoặc các chất chống oxy hóa (vitamin C, E). 
4. Kem chống nắng: Ánh nắng là thủ phạm hàng đầu gây lão hoá, luôn ghi nhớ chống nắng với các loại kem có độ che phủ vừa phải, tránh bít tắc.
Sau 30 tuổi, chu trình dưỡng da của bạn nên bổ sung:
Sử dụng mỹ phẩm chống lão hóa: Nano Collagen, Retinol (các dẫn xuất của vitamin A), niacinamide (dẫn xuất của vitamin B3), vitamin C được xem là những thành phần chống lão hóa hiệu quả. 


IV. Chu trình tái tạo da

Thông thường, ở một người trưởng thành, từ 20-30 tuổi, quá trình sừng hoá hoàn chỉnh của lớp thượng bì là 28 ngày.
Khi các tế bào ở lớp đáy phân hoá và di chuyển dần lên thay thế các tế bào ở lớp trên, các tế bào sừng già cỗi và bong tróc, quá trình này là quá trình tái tạo da. Mỗi bước trong quá trình này xảy ra trong khoảng 14-16 ngày. Càng lớn thì quá trình thay da sẽ càng chậm lại. Đối với những người trong độ tuổi 30-40, quá trình này có thể mất đến hơn 40 ngày.
Vì vậy không có chuyện bạn sẽ nhìn thấy hiệu quả thần kỳ gì sau 7-10 ngày. 
Nhiều người nghĩ rằng quá trình này diễn ra càng sớm thì càng tốt. Nhưng không, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Nếu quá trình này được đẩy lên quá nhanh hoàn toàn không mang lại lợi ích gì. Nó chỉ khiến tế bào mới sinh ra bị đẩy lên lớp biểu bì quá sớm mà thôi.
Cho dù các tế bào chưa thành thục được tập trung lại nhiều đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể tạo ra được lớp rào cản mạnh mẽ cho da. Do đó, để các tế bào có thể thành thục hoàn toàn thì quá trình tái tạo da phải được diễn ra trong một khoảng thời gian thích hợp thì làn da mới đạt được độ mịn màng tuyệt đối và tránh được những rắc rối không đáng có.
Trong trường hợp quá trình tái tạo da diễn ra thuận lợi các chất dinh dưỡng và oxy từ các mạch máu trong chân bì sẽ được cung cấp đầy đủ, các phân tử nước, NMF( thành phần hoạt động bảo vệ các phân tử nước) sẽ có vai trò giúp cho quá trình tạo ra các tế bào lipit nội bào được sản sinh ở biểu bì có vai trò rào cản bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài được diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, nếu chức năng rào cản bảo vệ da bị hạ thấp do các tế bào sừng chưa thành thục, da sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố như ma sát, khô da, tia cực tím mạnh. Tuy nhiên việc giảm chức năng rào cản bảo vệ da lại được kích hoạt chức năng bảo vệ và khôi phục của da. Việc tạo ra các tế bào biểu bì một cách vội vàng dần dần khiến quá trình tái tạo da bị rối loạn và tạo ra một vòng lặp xấu.

Viết bình luận của bạn